Bệnh gút là một dạng viêm khớp, gây đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân là do cơ thể có nhiều axit uric dẫn đến tích tụ và hình thành tinh thể trong khớp. Axit uric được tạo thành nhờ cơ thể phân hủy purine, thường có nhiều trong thực phẩm. Hiểu được nguyên do hình thành bệnh, chúng ta mới có thể hiểu bệnh gút kiêng ăn gì?
Hãy cùng Blogsongkhoe tìm hiểu để tránh những cơn đau đớn đột ngột đến với cơ thể qua bài viết dưới đây.
Tại sao bệnh gút cần ăn kiêng?
Trước khi thực hiện bất cứ một chế độ ăn kiêng nào người bệnh cũng nên tìm hiểu mục đích của chế độ đó là gì. Hiểu rõ gốc rễ bệnh tật giúp người bệnh kiên trì thực hành hơn. Dù là bệnh gout mãn tính hay bệnh gout cấp tính, người bệnh cũng biết được hai vấn đề, đó là bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Tác dụng ăn kiêng đối với người bệnh gout
- Giảm nồng độ axit uric trong máu. Đây là nguyên nhân chính tạo nên các vùng sưng viêm ở khớp.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ tái phát bệnh, làm chậm quá trình tổn thương khớp.
- Đạt cân nặng hợp lý, có được thói quen ăn uống lành mạnh, nâng cao sức khỏe người bệnh.
Các thực phẩm người bệnh gút cần tránh
Người bệnh cần tránh các thực phẩm có nhiều purin, các thực phẩm chứa nhiều đường fructose cũng làm tăng axit uric trong máu. Vậy bệnh gút kiêng ăn gì? Các thực phẩm cụ thể cần tránh bao gồm:
Nội tạng động vật
Người bệnh cần tránh ăn nội tạng động vật như gan, mật, lòng, phổi,… Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen,…
Nhưng người bệnh gút cần tránh những thực phẩm này vì chúng có nhiều purin, chính là chất làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Nội tạng động vật là nguyên nhân khiến bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn nữa.
Thịt đỏ
Hạn chế ăn thịt các con vật như bò, heo, dê,… Người bệnh không cần phải kiêng khem hoàn toàn mà nên duy trì ở mức vừa phải để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ loại thực phẩm này, nhưng chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần.
Nên ăn thịt đỏ đã chín kỹ, ăn các loại thịt được chế biến luộc hoặc hấp tốt hơn thịt được chế biến nướng, chiên, xào. Đồng thời hạn chế tối đa lượng mỡ nạp vào cơ thể. Người bệnh cũng nên hạn chế các loại thịt chế biến sẵn, đóng hộp trong siêu thị. Nếu ăn hãy lựa chọn thịt đang còn tươi sống rồi tự chế biến.
Thịt gà tây, thịt ngỗng
Thịt gà tây và thịt ngỗng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, chất khoáng, sắt,… Tuy nhiên đây cũng là những thực phẩm chứa nhiều purin khiến người bệnh phải e dè.
Hải sản
Tất cả các loại hải sản như: sò điệp, cua, tôm, trứng cá,… Chúng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm cả chất đạm và purin nên người bệnh gút cần hạn chế.
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận lợi ích dinh dưỡng từ các loại hải sản. Để đảm bảo đầy đủ chất người bệnh nên ăn hải sản với một lượng vừa phải.
Rau nhiều purin
Người bệnh cần bổ sung rau củ quả, nhưng tránh dùng nhiều rau củ có hàm lượng purin cao. Ví dụ như đậu đen, đậu phộng, đậu xanh, cải xoăn, su hào,…
Rượu, bia
Rượu bia là những chất kích thích vô cùng có hại cho cơ thể người bệnh. Chúng làm vết thương đau nhức, sưng tấy trầm trọng hơn. Ngoài ra nó còn làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trở lại.
Nếu bắt buộc phải uống người bệnh cũng không nên uống trong lúc cơn đau đang tái phát. Trong trường hợp bất đắc dĩ, người bệnh uống với một lượng nhỏ sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Thực phẩm có nhiều đường
Người bệnh cần phải bỏ cả đồ ăn và nước uống có nhiều đường. Những hộp bánh kẹo, lon nước ngọt được trang trí đầy màu sắc thật ra chính là kẻ thù của người bệnh. Chẳng hạn như bánh, kẹo, nước ngọt, ngũ cốc, mật ong,…
Carb tinh chế
Các thực phẩm này vừa không có nhiều chất dinh dưỡng, vừa có hại cho cơ thể của người bệnh. Carb tinh chế bao gồm: bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy,…
Những loại đã qua chế biến nhiều lần trong nhà máy nên mất chất dinh dưỡng nhiều. Người bệnh nên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn của mình.
Những thói quen tốt cho người bệnh gút
Bên cạnh kiêng ăn gì, người bệnh gút cũng cần xây dựng thêm vài thói quen tốt. Những thói quen này giúp người bệnh giảm thiểu các cơn đau. Số lần tái phát bệnh cũng từ đó mà giảm dần.
Những thói quen nhỏ cũng sẽ giúp nâng cao sức khỏe của bệnh nhân hơn. Nếu bạn muốn tránh xa các cơn đau dai dẳng thì đừng bỏ qua 2 thói quen sau đây:
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục (đi bộ, chạy bộ, nhảy dây,…) cũng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe rất nhiều. Người bệnh chỉ cần một vài bài tập đơn giản tại nhà, không cần ra phòng tập tốn kém tiền bạc.
Tập thể dục liên tiếp một tháng sẽ thấy được sự cải thiện bất ngờ, cơn đau nhức giảm đáng kể. Đồng thời tâm trạng của người bệnh cũng sẽ được nâng lên không kém. Tuy nhiên, người bệnh hãy nhớ duy trì đều đặn hàng ngày nhé.
Uống đủ nước
Nước giúp các quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên trơn tru, mượt mà hơn. Chính vì thế, axit uric dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Nước còn giúp cơ thể đào thải một số độc tố khác trong cơ thể.
Câu hỏi thường gặp
Nên ăn trái cây, dầu thực vật, thịt trắng, trứng, rau củ,….
– Chữa gout bằng đu đủ xanh
– Mẹo chữa bệnh gout bằng lá lốt
– Chữa gout bằng lá tía tô
– Chữa bệnh gout bằng lá vối
– Chữa gout bằng đậu xanh
– Chữa gout bằng dừa xiêm và lá trầu không
– Chữa gout bằng dừa và đậu đen
– Chữa gout bằng cua đồng
– Chữa bệnh gout bằng xoa bóp
– Chữa gout bằng sữa chua
Cuối bài viết, Blogsongkhoe hy vọng người bệnh có thể hiểu rõ việc bệnh gút kiêng ăn gì? Từ đó người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống. Đồng thời khi có được những thói quen tốt thì tình trạng bệnh cũng dần được cải thiện. Chế độ ăn kiêng không giúp hết hoàn toàn bệnh gút. Nhưng áp dụng kèm theo việc tập thể dục và luôn lạc quan sẽ cải thiện bệnh rất nhiều. Điều đó sẽ khiến tình trạng bệnh không còn đáng lo ngại nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Blogsongkhoe.VN
- Webside: https://blogsongkhoe.vn/
- Cộng đồng: Hỏi Đáp Bệnh và Thuốc
- Hotline: 0888 666 058
- Mail: blogsongkhoecomvn@gmail.com