Biến Chứng Bệnh Tiểu Đường Nguy Hiểm Bạn Cần Biết

0
1580
Biến chứng của bệnh tiểu đường mãn tính
Biến chứng của bệnh tiểu đường mãn tính

Những biến chứng bệnh tiểu đường hay đái tháo đường cực kỳ nguy hiểm đối với người bệnh. Vì vậy cần kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ để tránh biến chứng xảy ra. 

Blogsongkhoe sẽ cùng bạn tìm hiểu về cũng biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm bạn cần biết. Để có thể tìm cách phòng tránh và chữa trị kịp thời.

Các biến chứng bệnh tiểu đường

Dù là tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, những biến chứng của nó có thể gây ra những tổn thương khó lường cho tim, mắt, thận, bàn chân và hệ thần kinh. Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường tùy thuộc vào loại tiểu đường người bệnh mắc phải. Nhưng nó thường diễn ra trong thời gian dài không bộc phát ngay nên khó phát hiện. Biến chứng tiểu đường thường chia làm hai loại: cấp tính và mãn tính. 

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng bệnh tiểu đường cấp tính của bệnh tiểu có thể xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào. Do sự tăng hoặc hạ đường huyết quá mức. Biến chứng cấp tính có các loại sau đây:

#1. Hạ đường huyết

Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 3,6mmol/l một cách đột ngột sẽ gây ra hạ đường huyết. Hạ đường huyết có thể do dùng quá liều insulin, uống nhiều rượu bia, hay tập luyện quá sức,… Hậu quả nguy hiểm nhất của hạ đường huyết là gây chết não. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới tử vong. 

Hạ đường huyết
Hạ đường huyết

#2. Nhiễm toan ceton

Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa. Đôi khi người tiểu đường bị nhiễm trùng, căng thẳng hoặc chấn thương cũng dẫn tới nhiễm toan ceton.

Triệu chứng thường thấy ở nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi chua. Khi xuất hiện triệu chứng ở người bệnh phải ngay lập tức cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa. 

#3. Tăng áp lực thẩm thấu máu

Khi đường huyết tăng cao quá mức sẽ gây ra tăng áp lực thẩm thấu máu, đồng thời cơ thể sẽ mất nước dẫn tới hôn mê. Dấu hiệu chủ yếu nhận biết là khô miệng, khát nước, cơ thể suy yếu, co giật, đi tiểu nhiều. Đây cũng là triệu chứng nguy hiểm gây nên tử vong. 

Thường biến chứng bệnh tiểu đường cấp tính sẽ gây hạ nhiều hơn tăng đường huyết và có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh. Để xử lý các biến chứng này, người bệnh cần nhanh chóng ăn kẹo, bánh ngọt hoặc uống nửa ly trái cây và nghỉ ngơi, kiểm tra đường huyết sau 15 phút.

Khi đường huyết ổn định người bệnh sẽ tỉnh táo hơn. Nếu triệu chứng trở nặng, hãy cấp cứu ngay lập tức để được chữa trị kịp thời. 

Biến chứng mãn tính

Biến chứng bệnh tiểu đường mãn tính loại biến chứng xảy ra thầm lặng. Khi huyết áp tăng cao kéo dài gây nên tổn thương các mạch máu và hệ thần kinh. Từ đó làm giảm quá trình nuôi dưỡng của cơ thể. Biến chứng mãn tính là nguyên nhân chính khiến người bệnh suy kiệt trầm trọng, gây tàn phế và tử vong. 

Biến chứng của bệnh tiểu đường mãn tính
Biến chứng của bệnh tiểu đường mãn tính

#1. Biến chứng nhiễm trùng của bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng do huyết áp cao dẫn tới suy yếu hệ miễn dịch vi khuẩn dễ phát triển. Hệ thần kinh bị tê liệt khiến vết thương càng lở loét và khó lành. Loại biến chứng này dai dẳng, khó điều trị. 

#2. Biến chứng tiểu đường ở chân

Biến chứng gắn liền với biến chứng nhiễm trùng do cùng bị tổn thương hệ thần kinh gây nên. Người bệnh không còn cảm giác ở chân, không thể nhận biết tổn thương mắc phải. Việc nhiễm trùng và lở loét rất dễ xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu càng khiến vết thương thêm nặng. 

Chân bị sưng phù
Chân bị sưng phù

Nguy cơ đoạn chi ở người bệnh tiểu đường cao gấp 10-15 lần so với người bình thường. Đôi khi chỉ cần vết xước nhỏ không phát hiện kịp thời cũng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng và phải cắt bỏ chi. 

#3. Biến chứng tiểu đường ở mắt

Có đến 90% người mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm có tổn thương ở mắt, bao gồm đục thủy tinh thể, glaucoma và bệnh võng mạc tiểu đường (bệnh thường gặp nhất). 

Nhiều người thường nghĩ đó là bệnh về tuổi già nên không chữa trị kịp thời. Vì vậy dễ gây mù lòa do võng mạc bị xuất huyết, tổn thương mạch máu. 

#4. Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường dẫn tới hệ thống mạch máu nuôi các dây thần kinh bị tổn thương. Dẫn tới đau thần kinh, đau thường xuyên gây ra tổn hại dây thần kinh, gây rối loạn chức năng dẫn truyền. Triệu chứng rõ nhất là tê bì chân tay.

#5. Biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Suy thận là một trong những hậu quả xấu nhất mà người bệnh tiểu đường mắc phải. Hệ lọc cầu thận bị tổn thương do đường huyết tăng cao kéo dài, dần mất đi khả năng thanh lọc. Cơ thể cũng không đào thải được độc tố.

Khi người bệnh tiểu đếm trên 3 lần, nước tiểu mùi hôi, đục, sủi bọt,… thì bệnh đã trở nặng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên đi xét nghiệm máu và nước tiểu mỗi năm một lần để đảm bảo an toàn.

Biến chứng bệnh thận
Biến chứng bệnh thận

#6. Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường rất phổ biến, dễ gây xơ vữa động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim. Có hơn 70% người mắc bệnh tiểu đường tử vong các bệnh về tim mạch. 

#7. Tiểu đường biến chứng vào gan, phổi

Gan đóng vai trò giúp quá trình điều tiết chuyển hóa carbohydrate nên rất quan trọng trong cơ thể. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ viêm gan, viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan. Xơ gan do tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất. 

Cùng với việc mạch máu tổn thương do đường huyết tăng, phổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bệnh về đường hô hấp cũng thường xuyên xảy ra với người bị bệnh tiểu đường chẳng hạn viêm phổi, lao, tắc nghẽn phổi, cảm cúm,…

#8. Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường

Tiểu đường mãn tính dễ gây ra biến chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng này có xu hướng xảy ra chủ yếu ở các mô hấp thu glucose độc lập với hoạt động của insulin. Biến chứng mạch máu nhỏ là nguyên nhân gây ra các bệnh: võng mạc, thần kinh, bệnh thận.

#9. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường

Việc gia tăng lượng đường huyết và kháng insulin dẫn đến tăng các loại oxy phản ứng. Kích hoạt tín hiệu phân tử nội bào. Kết quả là trạng thái huyết khối và sự gia tăng các chất trung gian gây viêm. Đẩy nhanh những thay đổi về mảng xơ vữa và sự phát triển của các biến chứng mạch máu lớn. 

Làm gì để phòng tránh và kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường

Để phòng tránh và kiểm soát tốt các biến chứng tiểu đường, điều quan trọng nhất đó là kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó là kiểm soát các bệnh lý liên quan, cũng như khám chữa bệnh hợp lí, kịp thời.

Kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu

Đảm bảo 3 chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu ở mức:

  • Đường máu lúc đói < 7 mmol/l, sau ăn < 10 mmol/l
  • HbA1c < 7%
  • Huyết áp < 140/90 mmHg, hoặc có thể thấp hơn tùy trường hợp
  • LDL-cholesterol < 100 mg/dL

Để đảm bảo được những điều trên người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cơ thể, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, tránh các chất kích thích. 

Khẩu phần ăn cần tăng lượng rau xanh lên 50%, 25% thịt, cá, đậu và còn lại là tinh bột. Chủ yếu ăn các loại rau xanh và hạn chế ăn vào buổi tối.

Thường xuyên đo đường huyết
Thường xuyên đo đường huyết

Dùng thuốc và tái khám định kỳ

Uống thuốc tiểu đường theo đơn của bác sĩ. Tái khám định kỳ mỗi tháng một lần để điều chỉnh thuốc cũng như khẩu phần ăn phù hợp.

Chú ý những từ những dấu hiệu bất thường như: giảm thị lực đột ngột, xuất hiện vết lở loét ở chân, nước tiểu có mùi,… để đi khám kịp thời đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Biến chứng của tiểu đường nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường càng lâu, biến chứng càng nguy hiểm. Thâm chí có thể gây đột tử.

Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?

Bệnh tiểu đường thường diễn ra từ 5 – 10 năm trước khi chính thức được phát hiện. Nên các biến chứng cũng bị tích tụ trong khoảng thời gian đấy và sẽ ngày càng trở nặng.

Trên đây là những gì Blogsongkhoe đã giúp bạn tìm hiểu về biến chứng bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Blogsongkhoe.VN

Bài trướcTiểu Đường Tuýp 2 Có Nguy Hiểm Không?
Bài tiếp theoTiểu Đường Là Gì? Ảnh Hưởng Của Bệnh Tiểu Đường