Bạn đã sống chung với căn bệnh viêm loét dạ dày bao lâu? Tại sao bạn lại chấp nhận sống cùng với căn bệnh phiền toái ấy? Phải chăng bạn chưa biết đến cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả?
Trong bài viết này blogsongkhoe sẽ mách cho bạn 7 cách chữa viêm loét dạ dày hiệu quả hàng đầu hiện nay.
Bệnh viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Làm bào mòn và lộ ra các lớp dưới thành dạ dày.
Khi đó, vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
Yếu tố gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên bệnh viêm loét dạ dày. Chủ yếu hình thành từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới:
- Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng rượu bia
- Áp lực, căng thẳng kéo dài, thần kinh mệt mỏi
- Thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ
- Thường xuyên sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm
Dấu hiệu của bệnh
Dấu hiệu của viêm loét dạ dày bao gồm:
- Đau dạ dày, vị trí đau bụng thường ở vùng bụng trên rốn.
- Khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn hay nôn
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
- Có các triệu chứng trào ngược dạ dày như: ợ hơi, ợ chua hoặc nóng rát thượng vị
- Rối loạn tiêu hóa
Hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mãn tính và khó có thể khỏi dứt điểm. Căn bệnh này có thể dẫn đến các biến chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng như:
- Thủng dạ dày – tá tràng
- Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều máu. Gồm các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng; bụng cồn cào buồn nôn và nôn ra máu đỏ hay phân có màu đen.
- Hẹp môn vị: Gây hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày, làm cho thức ăn khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của hẹp môn vị như là nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và sút cân nhanh.
Các biến chứng kể trên đều rất nghiêm trọng và có thể cần phẫu thuật. Bạn nên đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị khẩn.
7 cách chữa viêm loét dạ dày tốt nhất
Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra 7 cách điều trị viêm loét dạ dày bạn có thể dễ dàng thực hiện:
1. Cách chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc
Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến:
- Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid.
- Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
- Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
- Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
- Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng thuốc chữa viêm loét dạ dày khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Tránh trường hợp biến chứng nặng.
2. Cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ
Củ nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong có rất nhiều công dụng. Nó có tác dụng chống viêm, chống loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm tiết dịch vị. Và chữa viêm tá tràng bằng nghệ vàng cũng rất hiệu quả.
Nghệ đen: Khi sử dụng bột nghệ đen hòa với nước ấm có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, ngăn tiết dịch vị,…
Cách thực hiện:
- Nghệ tươi chuẩn bị lượng vừa đủ sau đó gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành lát mỏng.
- Kế đến chuẩn bị một hũ thủy tinh vừa đủ xếp nghệ tươi vào.
- Tiếp tục cho mật ong nguyên chất ngập phần nghệ tươi và ngâm trong khoảng một tuần.
- Mỗi ngày uống khoảng 2 muỗng cà phê mật ong ngâm với nghệ tươi để chữa bệnh.
3. Chữa viêm loét dạ dày bằng nước ép nha đam
Sử dụng nước ép nha đam có tác dụng giúp giảm đầy hơi, nhuận tràng và làm mát cơ thể rất tốt. Cách này rất dễ thực hiện tại nhà, hãy thử nhé!
4. Điều trị viêm loét dạ dày từ việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Thay đổi lối sống là cách hữu hiệu giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Vậy loét dạ dày nên ăn gì? Các thói quen ăn uống và sinh hoạt thế nào? Câu trả lời sẽ là:
- Bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt
- Không hút thuốc lá và không sử dụng các chất kích thích.
- Không dùng đồ uống chứa cồn như rượu, bia.
- Tránh thức khuya.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và lo âu.
- Luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thân thể như là: Đi bộ, yoga,…
- Luôn dùng các bữa ăn đúng giờ.
- Không sử dụng các thức ăn cay nóng.
- Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Một số lưu ý khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng
- Các loại thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, hoặc là nấu mềm.
- Người bệnh nên được ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong.
5. Cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong
- Chuẩn bị mật ong nguyên chất cùng với nước sôi để nguội.
- Cho khoảng 2 muỗng cà phê mật ong cùng với lượng nước ấm vừa đủ rồi khuấy đều.
- Dùng hỗn hợp trên uống vào buổi sáng sớm hoặc tối mỗi ngày để chữa viêm loét dạ dày.
6. Cách chữa viêm loét dạ dày từ bài thuốc dân gian
- Bài thuốc có dùng bạch truật chữa các bệnh viêm dạ dày, viêm ruột
Bạch truật: 6g ; toan táo nhân: 3g; trần bì: 4,5g; hậu phác: 4,5g; cam thảo: 1,5g; gừng 3g; nước lọc 600ml. Tất cả đem sắc, lọc dùng ngày chia 3 lần.
- Bài thuốc dùng cam thảo chữa loét dạ dày
Dùng trực tiếp: cao cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hòa tan, ngày uống 3 lần mỗi lần 1 thìa cà phê. Không dùng liên tục quá 3 tuần.
- Bài thuốc chữa loét dạ dày sử dụng Chè dây
Sử dụng 30-50g chè dây sắc hoặc hãm nước uống hàng ngày chữa đau dạ dày. Đợt điều trị liên tục từ 15-30 ngày liên tục.
- Bài thuốc có dùng Mộc hương điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Mộc hương: 6g; đương quy, bạch thược, phục linh, kỷ tử, đại táo: mỗi vị 12g; xuyên khung: 10g; a giao, đại táo mỗi vị 8g; ngũ vị tử, trần bì mỗi vị 6g; gừng: 2g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc có sử dụng Trần bì chữa đau bụng, nôn mửa, ợ hơi, đầy bụng, tiêu hóa kém
Trần bì 8g, hoắc hương 8g, gừng sống 3 lát, sắc với 200ml nước, cô đặc còn 50ml, dùng trong ngày (Theo Nam dược thần hiệu).
7. Tái khám theo định kỳ
Cần tuân thủ việc tái khám đúng theo thời hạn sau khoảng 2 – 4 tuần. Không nên chủ quan hủy lịch khi thấy bệnh có dấu hiệu giảm.
Nếu bệnh viêm loét dạ dày đã được điều trị ổn định, các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ, để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày
Một số cách lựa chọn lối sống và thói quen sẽ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý viêm loét dạ dày – tá tràng. Bao gồm:
- Không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID).
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín một cách hoàn toàn.
- Duy trì và thực hiện một lối sống lành mạnh
Trên đây là 7 Cách Chữa Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả, chúng tôi hy vọng nó sẽ góp phần tích cực trong việc điều trị bệnh của bạn. Hãy đến với blogsongkhoe.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức y học nữa nhé!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tóm lược nội dung
Tham khảo 7 cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà sau đây:
– Sử dụng thuốc, kháng sinh
– Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ
– Chữa viêm loét dạ dày bằng nước ép nha đam
– Thay đổi chế độ ăn uống
– Chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong
– Sử dụng mẹo dân gian
– Tái khám định kỳ để kiểm soát tình hình bệnh lý
Các loại thực phẩm trước khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, hoặc là nấu mềm. Người bệnh nên được ăn thức ăn ngay sau khi nấu xong.
Blogsongkhoe.vn
- Website: https://blogsongkhoe.vn/
- Cộng đồng: Hỏi Đáp Bệnh Và Thuốc
- Hotline: 0888 666 058
- Mail: blogsongkhoecomvn@gmail.com