Thuốc nam Mộc vị Vương

Tiểu Đường Thai Kỳ và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý

Bài viết liên quan

Khi bác sĩ đã chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, thai phụ cần dựa trên những dấu hiệu và chỉ số để xác định mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao sức khỏe mẹ và bé. 

Vậy bạn hãy cùng Blogsongkhoe tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ và những vấn đề cần lưu ý ở bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai. Giống các loại bệnh tiểu đường khác, khi bạn sử dụng đường (glucose) sẽ ảnh hưởng lên các tế bào. Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở mẹ bầu. Khiến mẹ bầu có thể gặp phải một số biến chứng về sức khỏe như: băng huyết, sinh non, tăng huyết áp,…

Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh khoảng 06 tuần. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.

Sản phụ làm xét nghiệm máu, được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ khi:

  • Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dl.
  • Đường huyết bất kỳ:  >= 200mg/dl.
  • Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Thông thường, các hormone khác nhau hoạt động để giữ cho lượng đường trong máu ở trong mức kiểm soát. Nhưng khi mang thai, lượng hormone thay đổi khiến cơ thể khó xử lý lượng đường trong máu hiệu quả. Điều này làm cho lượng đường trong máu thai phụ tăng lên.

Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thay đổi hormone cơ thể.

#1. Rối loạn thói quen sinh hoạt 

Khi mang thai, thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống đều sẽ bị thay đổi dẫn đến:

  • Cân bằng dinh dưỡng không tốt
  • Lười vận động
  • Duy trì chế độ ăn uống hàm lượng Calo cao

#2. Tăng cân quá mức trong quá trình mang thai

Nghiên cứu cho rằng, trong quá trình mang thai, thai phụ tăng khoảng từ 10-13kg bao gồm thai nhi và nước ối. Nếu khối lượng lớn hơn nhiều so với mức tăng chuẩn thì đó cũng chính là nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ. 

Bên cạnh đó, có những phụ nữ ốm nghén nhưng luôn thèm ăn. Dẫn tới ăn quá nhiều và trở nên béo phì, lượng mỡ tăng mạnh gây tiểu đường.

#3. Thừa cân, béo phì trước khi mang thai

Không chỉ sự béo lên trong quá trình mang thai mà kể cả phụ nữ có thể trạng béo từ trước cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao. 

#4. Tiểu đường di truyền

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện có thể do yếu tố di truyền. Tiền sử gia đình có người bị tiểu đường (người có quan hệ huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột…) thì thai phụ hoàn toàn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

Thai phụ nên tiến hành xét nghiệm, sàng lọc lượng đường trong máu để có hướng giải quyết tốt nhất.

Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ

#5. Ảnh hưởng do lần mang thai trước

Đối với người phụ nữ trước đó sinh con trên 4kg thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai những đứa con sau là rất cao.

Sản phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để an tâm hơn trong quá trình mang thai. Nên theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ. 

#7. Cao huyết áp khi mang thai 

Bệnh tiểu đường có thể khởi phát như một biến chứng của cao huyết áp. Những người có tiền sử cao huyết áp được cho là có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường gấp 3 lần so với người bình thường.

Khi huyết áp tăng, áp lực sẽ tác động lên các cơ quan của cơ thể. Do đó hoạt động của insulin cũng tồi tệ hơn. 

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ là gì ?

Trong thời gian đầu mắc bệnh, thai phụ thường không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên càng về sau, bệnh thường có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng và dễ buồn ngủ
  • Thường xuyên khát nước và hay thức giấc giữa đêm để uống nước
  • Đi tiểu nhiều và lượng nước tiểu nhiều  
  • Vùng kín có cảm giác khó chịu, hay ngứa ngáy, nấm men,…
  • Các vết thương khó lành nếu chẳng may bị trầy xước
  • Sút cân bất thường
  • Mờ mắt trong thời gian ngắn

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ?

Trong một số trường hợp, tiểu đường thai kỳ được coi là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời, mẹ và bé có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong. 

Ảnh hưởng tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ

#1. Hội chứng tăng huyết áp thai kỳ

Huyết áp của người đang mang thai luôn cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp thường dễ bị tăng hơn.

Tăng huyết áp là hội chứng nguy hiểm đáng lo ngại bởi những biểu hiện kéo theo như: Co giật, thai yếu, khả năng sinh non và chết lưu cao.

#2. Khó sinh

Đường trong máu của mẹ sẽ truyền sang em bé. Do đó kích thích tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn bình thường để sản sinh thêm insulin. Điều này dẫn đến phần thân trên của bé phát triển mạnh, gây khó khăn trong quá trình sinh nở. Khả năng bạn sẽ phải sinh mổ.

#3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân khiến lượng huyết tương mất cân bằng và bắt buộc phải điều trị bằng thuốc. Nếu không sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm hơn như: viêm đài bể thận cấp, nhiễm ceton, nhiễm trùng ối.

#4. Bệnh võng mạc tiểu đường

Tiểu đường gây tổn thương các mạch máu của toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Biểu hiện rõ nhất ở các vi mạch máu. Do tổn thương mao mạch võng mạc nên võng mạc phù nề. Khi đó cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra những yếu tố kích thích sự phát triển các mao mạch mới để nuôi dưỡng những vùng võng mạc này.

Tuy nhiên, mạch máu này mỏng manh dễ vỡ gây ra các biến chứng xuất huyết dịch kính, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc. 

#5. Bệnh tiểu đường trong tương lai

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, thai phụ có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai trong tương lai. Và cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khi già đi.

Ảnh hưởng tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Giống như cơ thể mẹ, em bé cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi tiểu đường thai kỳ gây nên. Nếu không cẩn trọng trong khi mang thai, bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho bé.

Ảnh hưởng đối với thai nhi
Ảnh hưởng đối với thai nhi

Tăng trưởng quá mức và thai to 

Nếu đường huyết của mẹ cao, đường huyết của em bé cũng sẽ cao. Khi đó, tuyến tụy của bé sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều insulin để làm hạ đường huyết. Và dự trữ lượng đường dư một phần dưới dạng mỡ. Do đó em bé có thể to hơn bình thường (nặng trên 4kg).

Rối loạn hô hấp

Trước đây, hội chứng rối loạn hô hấp, suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Thai chết lưu, sinh non

Thai phụ mắc bệnh có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non. Nguyên nhân là do kiểm soát glucose huyết muộn, tiền sản giật, huyết áp cao… Vì vậy mẹ cần phải được kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ.

Hạ canxi máu

Là trạng thái lượng canxi trong máu trở nên rất thấp. Ngay cả khi hạ canxi máu, các triệu chứng có thể không phát triển đến một mức độ nhất định. Nhưng các triệu chứng như: nhịp tim nhanh, thở nhanh, ngưng thở, ăn kém, nhạy cảm, co cứng, lên cơn co giật đều có thể xảy ra.

Vàng da 

Nếu điều trị tiểu đường không tốt thì có thể gây ra những biến đổi trong máu của bé. Và gây ra tình trạng đa hồng cầu. Khi chào đời, cơ thể em bé có sự thay đổi các hồng cầu cũ.

Chính sự phá hủy số lượng lớn hồng cầu này đã làm tăng nồng độ bilirubin máu và khiến em bé bị vàng da. Kéo theo đó có thể là những bệnh lý nguy hiểm như tắc mạch, viêm ruột, co giật, suy thận…

Dị tật bẩm sinh

Khi đường huyết tăng cao và không được kiểm soát, bé sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Nguy cơ này cao hơn 2-4 lần những đứa trẻ bình thường. Về ảnh hưởng lâu dài, trẻ sẽ dễ bị rối loạn về tâm thần vận động.

Lượng đường trong máu thấp

Đôi khi trẻ của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp ngay sau khi sinh. Những đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến bé bị co giật.

Cho ăn nhanh chóng và truyền dung dịch đường tĩnh mạch có thể đưa lượng đường trong máu của em bé trở lại bình thường.

Béo phì và bệnh tiểu đường loại 2

Em bé của những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì và tiểu đường tuýp 2 sau này.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Ta có thể thấy tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ. Mà còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi. Do đó trước và trong khi mang thai, mẹ cần có những lưu ý để suốt quá trình thai nghén không gặp phải nhiều khó khăn nhé!

Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai 

Nên giảm cân trước khi mang thai chứ không giảm cân trong quá trình mang thai. Vì lúc này cơ thể cần nhiều dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Có được cân nặng lý tưởng giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Và đạt được những lợi ích về lâu về dài: có sức khỏe; nhiều năng lượng; tự tin hơn và phòng chống được một số bệnh nguy hiểm; không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Giảm tiêu thụ đường
Giảm tiêu thụ đường

Đối với người tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng cần thiết. Thai phụ cần chú ý theo dõi sức khỏe, cân bằng lượng thức ăn đưa vào cơ thể mỗi ngày. Điều đó giúp kiểm soát đường huyết tốt, làm chậm tiến triển bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Các loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên ăn:

  • Chất béo tối đa chiếm 30% lượng thức ăn tiêu thụ.
  • Cân bằng khẩu phần ăn, tránh ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn.
  • Bổ sung chất đạm mỗi bữa ăn.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin , khoáng chất nhờ các loại hoa quả cung cấp dinh dưỡng tốt nhưng không làm tăng đường huyết như: táo, roi, cam, bưởi, lê….
  • Nên tránh những loại thực phẩm: bánh rán, bánh mì, thức uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều tinh bột, các loại thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt…

Chế độ tập luyện

Tập thể dục và duy trì thói quen trước, trong và sau khi mang thai có thể ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu có thể lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như: Đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… thời gian tùy vào khả năng (nên duy trì 30 phút mỗi ngày). Tránh những hoạt động mạnh để không ảnh hưởng đến thai nhi.  

Mẹ bầu nên tập yoga
Mẹ bầu nên tập yoga

Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ sau sinh

Tiểu đường thai kỳ để lại nhiều di chứng sau sinh. Và có 2 di chứng ảnh hưởng lớn là tiểu đường sau sinh và tiểu đường di truyền.

Tiểu đường sau sinh

Tiểu đường sau sinh là hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường trong máu sau sinh. Nồng độ đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường (cao hơn mức 3.6 – 6.4mmol/l). 

Dấu hiệu của tiểu đường sau sinh

Tiểu đường sau sinh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu bị tiểu đường để phát hiện và can thiệp sớm nhất.

Cũng giống như tiểu đường thai kỳ, tiểu đường sau sinh cũng có những dấu hiệu tương tự như: khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, uể oải thiếu sức sống,….

Ngoài ra những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường sau sinh thường sẽ gặp phải những triệu chứng: sụt cân mạnh; ít sữa, thiếu sữa cho con bú. 

Cách chăm sóc người tiểu đường sau sinh

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến nồng độ đường trong máu. Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu, khiến tình trạng bệnh trở nặng. 

Do đó mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm ít đường nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng (rau xanh, gạo lứt, thịt nạc…).

Ăn nhiều rau xanh
Ăn nhiều rau xanh

Chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa trong ngày. Tuy nhiên không nên ăn gần giờ đi ngủ vì lúc này quá trình chuyển hóa của cơ thể giảm. 

Uống đủ nước là điều không thể thiếu trong việc bài tiết sữa và giúp ổn định đường huyết.

Tiểu đường di truyền

Bệnh nhân thường lo lắng rằng bản thân bị tiểu đường thì liệu con cái họ có nguy cơ mắc bệnh không? Có ý kiến cho rằng bệnh tiểu đường không có một đặc trưng nhất định về sự di truyền.

Tuy nhiên, nếu mẹ bị tiểu đường thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh cao hơn người khác. Vậy tiểu đường có di truyền không? Câu trả lời là “Có”. 

Theo WHO, tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gen di truyền đóng vai trò quan trọng.

Ví dụ trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị tiểu đường thì việc sàng lọc tiểu đường sớm là rất cần thiết. Vì yếu tố gen là không thể thay đổi.

Tuy nhiên để phòng chống tiểu đường, ta có thể thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, vận động thể dục thể thao. Việc sống và sinh hoạt một cách có khoa học sẽ ngăn chặn một phần nguy cơ mắc bệnh hoặc bệnh có thể đến muộn hơn vào khoảng năm 60-70 tuổi.

sàng lọc gen bệnh tiểu đường
Sàng lọc gen bệnh tiểu đường

Câu hỏi thường gặp

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ là gì ?

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng và dễ buồn ngủ
– Thường xuyên khát nước và hay thức giấc giữa đêm để uống nước
– Đi tiểu nhiều và lượng nước tiểu nhiều  
– Vùng kín có cảm giác khó chịu, hay ngứa ngáy, nấm men…
– Các vết thương khó lành nếu chẳng may bị trầy xước
– Sút cân bất thường
– Mờ mắt trong thời gian ngắn

Tiểu đường thai kỳ có di truyền không?

Tiểu đường thai kỳ có di truyền. Vì vậy, trong gia đình có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị tiểu đường thì việc sàng lọc tiểu đường sớm là rất cần thiết.

Như vậy, Blogsongkhoe đã giúp bạn tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ và những vấn đề cần lưu ý. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn. Hơn tất cả, mẹ bầu hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan vui vẻ, thoải mái để trải qua quá trình thai nghén một cách an toàn nhé!

Xin trân trọng cảm ơn!

Blogsongkhoe.VN

spot_img

Bài viết mới