Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ gây ra gián đoạn trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Bên cạnh đó bệnh còn gây ra các triệu chứng như: ợ nóng, khó tiêu, hôi miệng,…. Từ đó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, khiến họ đánh mất sự tự tin vốn có.
Bài viết dưới đây của Blogsongkhoe sẽ cung cấp triệu chứng, nguyên nhân, mẹo điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Mời bạn theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Chứng bệnh này xuất hiện khi dịch dạ dày (bao gồm acid HCl, pepsin, thức ăn, men tiêu hóa) trào ngược lên ống thực quản. Ống thực quản là cơ quan tiêu hóa đóng vai trò cầu nối giữa miệng và dạ dày. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Trào ngược axit dạ dày, trào ngược axit thực quản.
Nội dung liên quan: Trào Ngược Dạ Dày Và Những Hậu Quả Nghiêm Trọng
Tình trạng này gây ra một số triệu chứng như ợ chua, ợ nóng cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. Thông thường, những cơn trào ngược dạ dày xuất hiện sau khi ăn trong khoảng thời gian ngắn.
Bệnh lý trào ngược thực quản không gây hại nhiều đến phần dạ dày mà chỉ khiến người bệnh mất ngủ, chán ăn. Nhưng nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng tiêu biểu như: hẹp/ loét thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày…
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Một số triệu chứng trào ngược axit thực quản tiêu biểu là:
Triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Đây là triệu chứng đầu tiên người bệnh gặp phải khi quá trình trào ngược dạ dày thực quản diễn ra. Các hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh ăn no, đầy bụng. Các cơn ợ nóng, ợ chua cũng có thể xảy ra ngay trong lúc ngủ. Đặc biệt là vào ban đêm thì tần suất càng lớn hơn. Khi xảy ra triệu chứng, khu vực thực quản sẽ trở nên nóng rát, để lại vị chua trong miệng và khó chịu vùng cổ họng.
Mời bạn tham khảo: Dấu Hiệu, Triệu Chứng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
Triệu chứng buồn nôn
Khi dịch vị và thức ăn ngược lên thực quản, hàm lượng axit trong dịch vị kích thích cảm giác buồn nôn khó chịu trong cổ họng. Cũng giống như triệu chứng ợ hơi, cảm giác buồn nôn sẽ cao hơn vào buổi đêm.
Đau tức ngực thượng vị
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ thể cũng xuất hiện triệu chứng đau tức ngực thường vị. Axit có trong dịch vị khi trào ngược lên sẽ tạo ra kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trong niêm mạc của thực quản. Từ đó sinh ra cảm giác đau và khiến bạn cảm thấy đau tức ngực.
Ho khan, khàn giọng
Dịch axit trào lên lâu ngày sẽ gây viêm, tổn thương niêm mạc hầu họng, gây ho, khàn giọng. Triệu chứng này rất hay bị nhầm lẫn với các căn bệnh ho, đau họng. Người bệnh cần chú ý theo dõi tránh trường hợp uống thuốc bừa bài không có hiệu quả mà còn ẩn chứa các hệ quả.
Ngoài những triệu chứng kể trên, bệnh còn có một số dấu hiệu khó chịu khác như: khó thở, đau bụng dai dẳng, ỉa ra máu,…. Người bệnh cần có phương pháp điều trị sớm cải thiện các dấu hiệu tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân gây ra trào ngược axit dạ dày gắn liền với ” thùng đầy nắp yếu. Thùng đại diện cho dạ dày, nắp đươc ví như cơ thắt thực quản. Chứng axit trào ngược thực quản xảy ra là do cơ thắt thực quản hoạt động yếu. Hoặc dạ dày bị quá tải.
Cơ thắt thực quản yếu
Trong quá trình nhai nuốt thức ăn,cơ thắt thực quản sẽ tự mở ra để đưa thức ăn xuống dạ dày. Sau đó đóng lại để ngăn không cho thức ăn đưa ngược lên trong quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, cơ thắt thực quản yếu hoặc đóng mở thất thường. Từ đó gây ra tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơ thắt thực quản hoạt động suy yếu:
- Ảnh hưởng từ thuốc Tây: Sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng một số loại thuốc tây. Các loại thuốc huyết áp, aspirin, ibuprofen, holecytokinin… suy giảm chức năng cơ thắt.
- Thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa chất có hại cho cơ thể như bia, rượu, cafe, thuốc lá…
- Một số bệnh lý gây tổn thương hệ thần kinh thực quản, nhiễm trùng, thoát vị hoành,…
Nội dung liên quan: Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả
Dạ dày quá tải
Khi dạ dày bị quá tải hoặc suy yếu chức năng, quá trình tiêu hóa và đưa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non sẽ không diễn ra như bình thường. Chính vì thế khiến cho axit trong dạ dày đẩy ngược lên thực quản. Nguyên nhân khiến dạ dày suy giảm hoặc quá tài là:
- Thói quen xấu: Ăn quá no, ăn uống không điều độ, hay sử dụng các thực phẩm gây đầy bụng
- Do bệnh lý: Một số bệnh lý gây ra tình trạng dày…
- Căng thẳng kéo dài, làm việc dưới áp lực lớn, mang thai, béo phì,… cũng là nguyên nhân khiến dạ dày suy yếu.
Mẹo điều trị dạ dày trào ngược thực quản
Tham khảo những mẹo chữa tại nhà được nhiều người tin dùng cải thiện triệu chứng bệnh. Theo dõi để lựa phương pháp phù hợp nhé!
Giảm trào ngược với Baking soda
Baking Soda có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giúp sát trùng làm sạch đường họng. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn và acid trào ngược dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản. Chất này còn có khả năng trung hòa acid, giảm cảm giác nóng rát do trào ngược gây ra.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn pha khoảng 1 thìa baking soda với 200ml, khuấy tan và uống mỗi ngày 2 – 3 ly. Thực hiện tối đa trong 7 ngày. Không nên uống quá nhiều hoặc sử dụng kéo dài tránh gây ra 1 số tác dụng phụ như buồn nôn, tích nước,…
Nội dung liên quan: Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Đơn Giản Tại Nhà
Gừng cải thiện trào ngược
Gừng là vị thuốc quen thuộc với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Nhờ có tính ấm, gừng làm dịu khó chịu, đau đớn vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra.. Bên cạnh đó gừng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Vì thế cải thiện đáng kể chứng trào ngược và tình trạng buồn nôn, đầy bụng.
Bạn có thể bổ sung gừng vào thực đơn của gia đình hoặc sử dụng các sản phẩm trà gừng, kẹo gừng để có hiệu quả tối ưu.
Nghệ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Nghệ có hàm lượng tinh chất curcumin cao giúp kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Hơn nữa giảm viêm loét dạ dày, khả năng trung hòa acid dạ dày. Cũng như thúc đẩy phục hồi tổn thương thực quản đẩy lùi triệu chứng trào ngược dạ dày.
Nghệ là gia vị quen thuộc trong thực đơn người Việt. Không chỉ tạo màu cho món ăn, hương vị thơm ngon mà dùng nghệ còn tốt cho sức khỏe, nhất là cải thiện bệnh tiêu hóa này.
Nhiều người trị bệnh trào ngược bằng cách sử dụng nghệ với mật ong.
Nguyên liệu:
- 1 thìa mật ong.
- 3 thìa bột nghệ.
- 100ml nước ấm.
Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện trong nước rồi uống. Uống đều đặn ngày 3 lần trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy giảm triệu chứng dạ dày, acid trào ngược. Trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm viên bột mật ong, nhỏ gọn tiện lợi mà bạn có thể tham khảo.
Nội dung liên quan: Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Thuốc Nam
Gối cao đầu khi ngủ
Chứng trào ngược dạ dày thực quản không chỉ xảy ra sau bữa ăn mà cả khi ngủ. Khi cơ thể bạn nằm thư giãn, tạo thành đường thẳng giữa dạ dày – thực quản. Bạn có thể giảm chứng trào ngược dạ dày khi ngủ bằng cách nâng cao đầu bằng gối mềm. Triệu chứng ợ nóng, khó thở, buồn nôn sẽ không còn cơ hội hành hạ mỗi giấc ngủ của bạn nữa. Khi ngủ, bạn nên nằm thẳng hoặc nghiêng sang trái để ngăn ngừa tình trạng thực quản bị đè ép, gây rò rỉ dịch dạ dày.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Chứng bệnh này có thể liên quan đến thói quan sinh hoạt của bạn. Tinh thần căng thẳng, áp lực kéo dài sẽ khiến bệnh trở nặng. Duy trì các thói quen:
- Ăn uống điều độ
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Tránh thức khuya, sử dụng chất kích thích
Thói quen lành mạnh không chỉ cải thiện sức khỏe dạ dày mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bạn.
Trên đây là những thông tin hữu ích Blogsongkhoe cung cấp về trào ngược dạ dày thực quản. Mong rằng bạn có thêm nhiều kiến thức và tìm được phương pháp điều trị hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung quan trọng
– Triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
– Triệu chứng buồn nôn
– Đau tức ngực thượng vị
– Ho khan, khàn giọng
– Khác
– Giảm trào ngược với Baking soda
– Gừng cải thiện trào ngược
– Nghệ hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày
– Gối cao đầu khi ngủ
– Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Chứng bệnh này xuất hiện khi dịch dạ dày trào ngược lên ống thực quản.
– Cơ thắt thực quản yếu
– Dạ dày quá tải