Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Dạ Dày

0
2627
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến xuất hiện các khối u. Các khối u có thể lan rộng và di chuyển đến các cơ quan khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Do đó bạn cần hiểu chi tiết nhất về căn bệnh để phòng tránh một cách hiệu quả nhất. Dưới đây, Blogsongkhoe đã giúp bạn tìm hiểu những điều cần biết về ung thư dạ dày.

Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày

Các giai đoạn ung thư dạ dày sẽ kèm những triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Giai đoạn đầu thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra những triệu chứng không rõ ràng. Khi triệu chứng rõ ràng thì lúc đó các tế bào ung thư di căn sang các cơ quan khác. Làm cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn, thường phải dùng tới phương pháp xạ trị ung thư.

Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày
Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày

Các triệu chứng sớm thường gặp như: khó tiêu, ợ chua, mất ngon miệng đặc biệt là đối với món thịt.

Các triệu chứng muộn như:

  • Xuất hiện các cơn đau từng đợt, vị trí đau bụng thường ở trên rốn. Từ những cơn đau bụng lâm râm kéo dài, sau đó ngày càng trầm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Cảm giác khó chịu sau ăn kèm đầy bụng, buồn nôn và bụng to bất thường.
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, bụng cồn cào buồn nôn hoặc thậm chí là đau ngực. Nếu biểu hiện thường xuyên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
  • Sút cân nhanh chóng do quá trình tiêu hóa, dạ dày không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Khiến cơ thể suy nhược, sút cân. Tuy nhiên tình trạng này rất có thể do rối loạn tiêu hóatrào ngược dạ dày gây ra.
  • Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân). Có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính.
  • Khó nuốt có thể là dấu hiệu của u ở vùng tâm vị hoặc sự lan tỏa của u dạ dày lên thực quản.

Những triệu chứng này cũng có thể là của các bệnh khác như nhiễm viruss dạ dày, viêm loét dạ dày hay viêm ruột loét miệng. Nên khi phát hiện dấu hiệu ung thư dạ dày, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) là nguyên nhân chủ yếu khiến dạ dày bị ung thư.

Theo nghiên cứu, Hp là yếu tố chính ở 65-80% ca ung thư. Vi khuẩn Hp gây viêm loét, phá hủy niêm mạc dạ dày. Tạo ra các tổn thương như viêm loét, xuất huyết, các triệu chứng đau dạ dày,…

Theo một số nghiên cứu đã cho thấy một tin rất có ích đó là việc loại trừ vi khuẩn Hp giúp giảm tới 40% nguy cơ ung thư.

Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp

Nguyên nhân do tuổi tác và giới tính

Tỷ lệ mắc ung thư chiếm đa số ở đàn ông đặc biệt là sau lứa tuổi 50. Do ở nữ giới có hormone estrogen có thể bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh này.

Có tiền sử phẫu thuật dạ dày

Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư cao, nhất là khoảng từ 15-20 năm sau khi phẫu thuật. Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân xác suất cao mắc bệnh hơn người bình thường.

Các phương pháp chẩn đoán

Khi mắc các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, và có thể yêu cầu xét nghiệm. Bệnh nhân có thể làm một hoặc tất cả những hình thức sau:

  • Nội soi dạ dày là một phương pháp an toàn, nội soi có thể qua đường miệng hoặc mũi. Bệnh nhân có thể lựa chọn gây mê hoặc không gây mê. Mỗi phương pháp đều được chỉ định trong trường hợp cụ thể.
  • Chụp x-quang ống tiêu hóa trên.
  • Chụp cắt lớp hoặc chụp CT bụng nhưng phương pháp này được dung nhiều hơn trong việc đánh giá mức độ xâm lấn sang các mô xung quanh của tế bào ung thư.
Các phương pháp chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân mắc ung thư còn tùy thuộc vào từng giai đoạn. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh là 31,5%. Cụ thể tỷ lệ sống sót sau 5 năm được lấy từ cơ sở dữ liệu chương trình SEER của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ như sau:

  • Ở giai đoạn đầu khi ung thư mới xuất hiện là lan vào lớp cơ chính của thành dạ dày. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 71%. Nếu người bệnh được chẩn đoán tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết thành dạ dày. Tỷ lệ ở giai đoạn này là 57%.
  • Ở giai đoạn hai các tế bào ung thư lan vào thành mạc và các hạch bạch huyết lân cận. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 33%.
  • Ở giai đoạn 3 khi vượt qua thanh mạc và lan đến các cơ quan lân cận hoặc nhiều hơn. Tỷ lệ sống sót là 9%.
  • Ở giai đoạn cuối khi ung thư đã di căn sang các cơ quan ở xa như gan, phổi, xương,… Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 4%.

Phương pháp phòng bệnh ung thư dạ dày

Một số biện pháp phòng ngừa ung thư ở dạ dày hiệu quả là:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu béo phì.
  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý: thường xuyên ăn rau xanh, ăn nhạt. Hạn chế ăn đồ nướng, chiên, rán và các thực phẩm đóng hộp, lên men; thực phẩm chứa chất bảo quản; thực phẩm tẩm ướp hóa chất.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao tăng cường sức đề kháng.
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu và không sử dụng các chất kích thích.
  • Tránh làm việc quá sức hoặc thường xuyên stress tâm lý.
  • Điều trị triệt để các bệnh lý về dạ dày có thể dẫn đến biến chứng gây ung thư.

Tóm lược nội dung

Triệu chứng của ung thư dạ dày?

– Xuất hiện các cơn đau từng đợt, ngày càng trầm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Đầy bụng sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn và bụng to bất thường.
– Thường xuyên ợ nóng, buồn nôn hoặc thậm chí là đau ngực.
– Sút cân nhanh chóng.
– Xuất huyết (nôn ra máu hoặc có máu trong phân).
– Khó nuốt.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

– Ở giai đoạn đầu khi ung thư mới xuất hiện là lan vào lớp cơ chính của thành dạ dày. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 71%. Nếu người bệnh được chẩn đoán tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết thành dạ dày. Tỷ lệ ở giai đoạn này là 57%.
– Ở giai đoạn hai các tế bào ung thư lan vào thành mạc và các hạch bạch huyết lân cận. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 33%.
– Ở giai đoạn 3 khi vượt qua thanh mạc và lan đến các cơ quan lân cận hoặc nhiều hơn. Tỷ lệ sống sót là 9%.
– Ở giai đoạn cuối khi ung thư đã di căn sang các cơ quan ở xa như gan, phổi, xương,… Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 4%.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ung thư dạ dày mà Blogsongkhoe.vn tìm hiểu được. Bạn đọc có thể tham khảo và đúc kết cho mình những hiểu biết và cách phòng tránh về căn bệnh một cách tốt và hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Blogsongkhoe.vn

Bài trướcViêm Xung Huyết Hang Vị Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không?
Bài tiếp theoBệnh Viêm Hang Vị Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì Hiệu Quả? – Blogsongkhoe